Vị trí 'Người giàu nhất Trung Quốc' có thể là nhà sáng lập Xiaomi
Ra đời năm 2010, Xiaomi đang chuẩn bị cho kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với định giá mục tiêu 100 tỷ USD trong vài tháng tới.
Kỹ sư lập trình máy tính Lei Jun đã xây dựng Xiaomi từ một startup nhỏ trở thành công ty sản xuất smartphone lớn thứ 4 thế giới, có 15.000 nhân viên và doanh thu 100 tỷ Nhân dân tệ (16 tỷ USD) chỉ sau 7 năm. Tỷ phú Lei Jun là người quyết đoán và đặc biệt đam mê công nghệ.
Xiaomi bắt đầu sản xuất smartphone sở hữu những tính năng tương tự như của các thương hiệu hàng đầu nhưng có giá rẻ hơn một nửa. Nhiều nhà kinh tế đánh giá, đó là một lựa chọn khôn ngoan và cực kỳ hiệu quả để đảm bảo khả năng cạnh tranh của thương hiệu này.
Đặc biệt tại Ấn Độ, “chiến lược giá” này đã mang lại thành công vang dội, biến Xiaomi trở thành thương hiệu hàng đầu với 27% thị phần chỉ sau 3,5 năm gia nhập thị trường này.
Giá trị của Xiaomi đã tăng gần gấp đôi kể từ đợt gọi vốn gần nhất vào năm 2014, khi đó công ty được định giá 45 tỷ USD. Hiện tại Xiaomi có hơn 70 sản phẩm mang thương hiệu Mi, từ gối cổ, bút bi cho tới máy lọc không khí, điện thoại thông minh...
Quý 4/2017, đây là nhà sản xuất smartphone có tăng trưởng doanh số mạnh nhất trong 4 đại gia smartphone Trung Quốc với mức tăng gần 58% với 13,9% thị phần, trong khi doanh số của đại gia Mỹ Apple chỉ còn 12,9% thị phần.
Sau khi doanh thu của Xiaomi bắt đầu tăng trưởng mạnh, Lei bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới với việc mở thêm Shunwei Capital - đầu tư vào khoảng 450 công ty tại Trung Quốc và quốc tế. Ấn Độ được xem là nền tảng để Xiaomi tiến ra thế giới với kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào 100 startup ở nước này trong 5 năm tới.
Tỷ phú Lei Jun nhà sáng lập đế chế Xiaomi nổi tiếng Trung Quốc |
Kỹ sư lập trình máy tính Lei Jun đã xây dựng Xiaomi từ một startup nhỏ trở thành công ty sản xuất smartphone lớn thứ 4 thế giới, có 15.000 nhân viên và doanh thu 100 tỷ Nhân dân tệ (16 tỷ USD) chỉ sau 7 năm. Tỷ phú Lei Jun là người quyết đoán và đặc biệt đam mê công nghệ.
Xiaomi bắt đầu sản xuất smartphone sở hữu những tính năng tương tự như của các thương hiệu hàng đầu nhưng có giá rẻ hơn một nửa. Nhiều nhà kinh tế đánh giá, đó là một lựa chọn khôn ngoan và cực kỳ hiệu quả để đảm bảo khả năng cạnh tranh của thương hiệu này.
Đặc biệt tại Ấn Độ, “chiến lược giá” này đã mang lại thành công vang dội, biến Xiaomi trở thành thương hiệu hàng đầu với 27% thị phần chỉ sau 3,5 năm gia nhập thị trường này.
Là nhà sáng lập và CEO của Xiaomi - startup giá trị nhất Trung Quốc, Lei Jun luôn được ca tụng là "Steve Jobs thứ 2" |
Giá trị của Xiaomi đã tăng gần gấp đôi kể từ đợt gọi vốn gần nhất vào năm 2014, khi đó công ty được định giá 45 tỷ USD. Hiện tại Xiaomi có hơn 70 sản phẩm mang thương hiệu Mi, từ gối cổ, bút bi cho tới máy lọc không khí, điện thoại thông minh...
Quý 4/2017, đây là nhà sản xuất smartphone có tăng trưởng doanh số mạnh nhất trong 4 đại gia smartphone Trung Quốc với mức tăng gần 58% với 13,9% thị phần, trong khi doanh số của đại gia Mỹ Apple chỉ còn 12,9% thị phần.
Sau khi doanh thu của Xiaomi bắt đầu tăng trưởng mạnh, Lei bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới với việc mở thêm Shunwei Capital - đầu tư vào khoảng 450 công ty tại Trung Quốc và quốc tế. Ấn Độ được xem là nền tảng để Xiaomi tiến ra thế giới với kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào 100 startup ở nước này trong 5 năm tới.
Theo Phụ Nữ VN
Đăng nhận xét